Yến Chưng Nước Dừa NGON, ĐƠN GIẢN tại Nhà
Ngoài việc sử dụng phương pháp truyền thống chưng yến với đường phèn, ngày nay, người ta còn sáng tạo bằng cách kết hợp chưng yến với nhiều loại hoa quả khác nhau, tạo ra những món ăn không chỉ thơm ngon mà còn đầy đủ chất dinh dưỡng.
Trong đó, phương pháp chưng yến nước dừa đang trở thành một lựa chọn phổ biến, mang lại hương vị thanh đạm và sự tươi mới, đặc biệt phù hợp cho những ngày nắng hè. Bạn cũng có thể thử kết hợp chưng yến nước dừa với các thành phần khác như gừng, táo đỏ, hạt chia, hạt sen, nhãn nhục, tùy thuộc vào sở thích và khẩu vị cá nhân. Hãy đọc tiếp bài viết này nếu bạn đang tìm kiếm cách làm yến chưng nước dừa tươi ngon và bổ dưỡng tại nhà!
Yến Chưng Nước Dừa Để Được Bao Lâu?
Yến chưng nước dừa tươi không có chất bảo quản nên để được tầm 3-4 ngày trong ngăn mát tủ lạnh (tốt nhất ăn trong 1-3 ngày), thay vì 7-10 ngày đối với yến chưng với nước sôi để nguội bởi nước dừa tươi có thời gian sử dụng từ 3-5 ngày, nếu để lâu nước dừa dễ bị lên men chua và hỏng.
Yến Chưng Nước Dừa Với Gì Ngon?
Yến chưng nước dừa hạt chia
Hạt chia giàu Omega, chất xơ và khoáng chất khi kết hợp với tổ yến chưng nước dừa giúp tăng cơ, giảm mỡ, tạo cảm giác no lâu, tăng cường sắc tố da,… sẽ rất thích hợp cho NGƯỜI GIẢM CÂN và người tập luyện.
Yến chưng nước dừa gừng
Gừng sẽ giúp tạo tính ấm cho món yến và đồng thời khử được mùi tanh của yến, giúp người dùng dễ ăn hơn và tránh lạnh bụng khi ăn yến.
Yến chưng nước dừa táo đỏ
Táo đỏ, giàu vitamin C và chất chống oxi hóa, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ phổi, củng cố hệ miễn dịch, và giảm viêm. Khi kết hợp với yến sào chưng nước dừa tươi, món ăn này mang lại nhiều lợi ích cho nhóm đối tượng như người già, phụ nữ mang thai và sau khi sinh, người đang phục hồi sau bệnh, hay sau một ca phẫu thuật. Đặc biệt, hương vị ngọt ngào từ táo đỏ còn giúp kích thích vị giác, làm cho bữa ăn trở nên hấp dẫn hơn, đặc biệt đối với trẻ nhỏ.
Chưng yến nước dừa hạt sen
Hạt sen chứa nhiều khoáng chất như: Magie, Kali, Phospho,… giàu Protein và Vitamin nhóm A, C, giàu chất xơ, hỗ trợ chống viêm, nhiễm trùng,… khi chưng yến nước dừa với hạt sen sẽ rất tốt cho phụ nữ mang thai, người tập luyện,…
Cách Làm Yến Chưng Nước Dừa
Chuẩn Bị Nguyên Liệu
Để thực hiện món yến chưng dừa tươi, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- 1 trái dừa đã được gọt vỏ – có thể làm với nhiều loại dừa như dừa xiêm, dừa dứa, … trái có kích thước nhỏ khoảng 250-300ml nước dừa là đủ.
- 5g yến sào chưa ngâm nở (tương đương với khoảng 1/2 tai yến) – Bạn có thể ngâm mềm 1 tai yến (10g) và chia thành 2 lần để chưng, hoặc chia thành 3 nếu muốn món yến có độ loãng hơn. Phần yến tươi dư thừa có thể được bảo quản trong ngăn mát.
- 1 vài lát gừng hoặc 2-3 lá dứa để thêm hương thơm và loại bỏ mùi tanh của yến.
- Một lượng đường phèn vàng Organic không tẩy – nếu bạn muốn món ăn ngọt hơn. Tuy nhiên, nếu nước dừa đã đủ ngọt, bạn có thể không cần thêm đường.
Các bước chưng yến với nước dừa
Cách chưng yến với nước dừa rất đơn giản, cùng tham khảo qua các bước hướng dẫn cách chưng yến bằng nước dừa cực kỳ đơn giản dưới đây nhé!
Bước 1: Sơ chế yến và các nguyên liệu
Đầu tiên, bạn cần thực hiện sơ chế và rửa sạch các nguyên liệu như sau:
- Đối với yến thô, hãy ngâm nó trong nước khoảng 2-3 tiếng để làm cho yến mềm, sau đó loại bỏ lông, rửa qua vài lần nước để loại bỏ các tạp chất, sau cùng, lọc bỏ nước bằng ray.
- Đối với yến tinh chế, chỉ cần ngâm qua nước trong khoảng 30 phút – 1 giờ để yến nở, sau đó lọc bỏ nước bằng ray.
- Gừng cần được cạo vỏ, cắt thành lát hoặc sợi. Nếu bạn sử dụng lá dứa, hãy rửa sạch và cắt thành khúc.
*Lưu ý: Nếu bạn muốn thêm táo đỏ, hạt sen, và muốn chúng chín mềm, chỉ cần rửa sạch và nấu cho chín (đối với táo chỉ cần nấu khoảng 10-15 phút).
Bước 2: Chuẩn bị trái dừa và đổ nước dừa ra ly, giữ lại phần nắp của trái dừa.
Ngâm yến đã mềm vào trái dừa, sau đó thêm lá dứa hoặc gừng vào. Đổ nước dừa vào trái dừa, chỉ đổ khoảng 4/5 trái để khi yến nở, nước dừa không trào ra ngoài. Đậy nắp trái dừa lại và chuẩn bị tiến hành chưng.
*Lưu ý: Nếu có táo đỏ, nhãn nhục, hạt sen, bạn có thể thêm vào quá trình chưng.
Bước 3: Tiến hành chưng yến nước dừa
- Chuẩn bị nồi chưng, nếu có nồi chưng cách thuỷ thì tốt, ngược lại, bạn có thể sử dụng tô hoặc khăn mỏng lót dưới đáy nồi, sau đó đặt trái dừa lên trên để chưng.
- Thời gian chưng: Khoảng 15-20 phút tùy vào kích thước của trái dừa.
- Lửa: Bật lửa lớn cho đến khi nước sôi, sau đó giảm lửa nhỏ để chưng đến khi yến chín và nổi bọt li ti trên mặt nước.
Bước 4: Thêm đường phèn sau 20 phút chưng
Khi thấy mặt nước dừa nổi bọt li ti hoặc yến nổi lên trên là yến đã chín. Tiếp tục thêm đường phèn vào và chưng thêm khoảng 5-10 phút để đường tan hết.
Vậy là bạn đã hoàn thành món tổ yến sào chưng với nước dừa. Đợi cho trái dừa nguội bớt trước khi mở nắp, giúp chất yến tránh khỏi bay hơi khi còn nóng. Bạn có thể bảo quản yến chưng trái dừa trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng dần trong khoảng 1-3 ngày.
Công Dụng Của Yến Chưng Dừa Xiêm, Dừa Dứa,…
Cung cấp dưỡng chất và khôi phục sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, đặc biệt lợi ích cho trẻ biếng ăn và những người mới hồi phục sau khi ốm.
– Hàm lượng Protein cao giúp cung cấp năng lượng và tái tạo cơ bắp.
– Tăng cường quá trình tái tạo Collagen và Elastin, hỗ trợ da khỏe mạnh và giảm thâm sạm, đặc biệt là lợi ích lớn cho phụ nữ.
– Cải thiện hệ tiêu hóa và tăng cường hệ bài tiết.
Cách chưng yến nước dừa này đặc biệt phù hợp cho cả người già và trẻ em, đồng thời là lựa chọn tốt cho những người đang phục hồi sức khỏe và trải qua giai đoạn suy nhược cơ thể.
Hỏi Đáp
Bao lâu nước dừa chưng yến có thể được bảo quản?
Nước dừa chưng yến tươi, không sử dụng chất bảo quản, có thể bảo quản trong tủ lạnh khoảng 3-4 ngày (tốt nhất là ăn trong vòng 1-3 ngày). Nước dừa tươi thường có thời gian sử dụng từ 3-5 ngày, và để quá thời gian này, có thể dẫn đến sự lên men chua và làm hỏng chất lượng.
Có những thành phần nào có thể kết hợp với yến chưng nước dừa?
Yến chưng nước dừa có thể kết hợp với nhiều thành phần khác nhau như táo đỏ, hạt chia, kỷ tử, hạt sen, nhãn nhục, v.v. Tuy nhiên, đối với các nguyên liệu cần nấu lâu để mềm như hạt sen và táo đỏ, bạn nên nấu trước rồi thêm vào trong quá trình chưng để đảm bảo hương vị và chất lượng.